Các hợp đồng giao dịch bất động sản: Có cần công chứng không?

Nhan.AMZ

Việc công chứng hợp đồng trong một số giao dịch dân sự là bắt buộc nhưng cũng có hợp đồng được công chứng tùy vào yêu cầu của các bên liên quan. Vậy tại sao các hợp đồng giao dịch bất động sản cần phải công chứng? Cùng HBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây để tránh những rủi ro không mong muốn khi giao dịch bất động sản nhé.

Thực tế hợp đồng dân sự có thể có hoặc không công chứng
Thực tế hợp đồng dân sự có thể có hoặc không công chứng

Hợp đồng giao dịch bất động sản là gì?

Theo quy định tại Điều 385, Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Bất động sản là các tài sản không di dời được bao gồm: Đất đai, Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.

Như vậy hợp đồng giao dịch bất động sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự có đối tượng là bất động sản. Ví dụ về hợp đồng như hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán, tặng cho, thuê, thuê mua nhà ở,… Về hành vi pháp lý đơn phương như giao dịch thừa kế tài sản là bất động sản như thừa kế nhà ở, thừa kế quyền sử dụng đất,…

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 thì công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác hợp pháp không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Tại sao các hợp đồng giao dịch trong bất động sản bắt buộc phải công chứng?
Tại sao các hợp đồng giao dịch trong bất động sản bắt buộc phải công chứng?

Vì sao phải công chứng hợp đồng giao dịch bất động sản?

Hiện nay có nhiều trường hợp mua bán nhà chỉ qua giấy tờ viết tay, khi có tranh chấp xảy ra, hợp đồng đó sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, người mua nhà có nguy cơ mất trắng cả nhà và tiền bạc, công sức bỏ ra. Trong trường hợp này, nếu hợp đồng đó có công chứng, chứng thực theo quy định thì căn nhà hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của người mua mà không cần lo bị tranh chấp và nếu có tranh chấp sẽ được pháp luật bảo vệ.

Pháp luật hiện hành từ Bộ luật Dân sự đến các luật chuyên ngành như Luật Đất đai, Luật nhà ở đều có quy định một số hợp đồng về bất động sản như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,… buộc phải công chứng.

Về mặt quy định của pháp luật thì các giao dịch về bất động sản được công chứng sẽ đảm bảo về hình thức theo quy định tạo điều kiện để các giao dịch đó tiếp tục được cơ quan có thẩm quyền thực hiện các bước tiếp theo.

Theo Luật công chứng 2014, hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, trong trường hợp có bên không thực hiện nghĩa vụ thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thảo thuận khác.

Việc công chứng các giao dịch bất động sản mang lại lợi ích cho các bên không chỉ về pháp luật mà còn về kinh tế thương mại, hạn chế được những ảnh hưởng, thậm chí là phá sản do những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại tiềm ẩn những rủi ro do không được công chứng.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Các hoạt động giao dịch được kiểm soát, hạn chế thất thu về thuế cho Nhà nước, các tranh chấp, khiếu kiện ít xảy ra hơn, giảm gánh nặng cho Tòa án và giúp thị trường bất động sản ổn định hơn rất nhiều

Thực tế, chi phí công chứng chỉ là một phần nhỏ so với giá trị tài sản trong quá trình giao dịch, việc công chứng có độ an toàn pháp lý cao hơn so với các hợp đồng không công chứng. Do đó, trong các giao dịch dân sự nhất là về bất động sản, khách hàng nên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Việc công chứng hợp đồng giao dịch bất động sản sẽ giúp hạn chế rủi ro về pháp lý, thiệt hại về kinh tế
Việc công chứng hợp đồng giao dịch bất động sản sẽ giúp hạn chế rủi ro về pháp lý, thiệt hại về kinh tế

Top 10 hợp đồng giao dịch bất động sản phải công chứng mới nhất 2023

1. Hợp đồng mua bán nhà ở phải được thành lập văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Trừ trường hợp mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư (theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014, Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015).

2. Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vồn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp nếu một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản (theo điểm a, khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

3. Hợp đồng cho tặng nhà ở hoặc bất động sản khác phải chuyển quyền sở hữu tài sản là bất động sn3  đó cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận, phải lập thành văn bản và phải công chứng, chứng thực.

4. Hợp đồng thế chấp nhà ở bắt buộc phải công chứng vì có thể tiềm nhiều rủi ro và tranh chấp khi thực hiện giao dịch bất động sản (theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

5. Hợp đồng đổi nhà ở là giao dịch về chuyển quyền sở hữu để được Nhà nước công nhận và sang tên sở hữu nên cần thiết có sự xác minh, kiểm soát về tính pháp lý nên bắt buộc phải công chứng (theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

Pháp luật hiện hành quy định các hợp đồng về bất động sản như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho,... bắt buộc phải công chứng
Pháp luật hiện hành quy định các hợp đồng về bất động sản như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho,… bắt buộc phải công chứng

6. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở trừ trường hợp góp vốn bằng nhà ở bởi một bên là tổ chức (theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

7. Hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá

8. Hợp đồng bảo lãnh

9. Hợp đồng thế chấp tài sản

10. Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (theo khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất đầy đủ, hợp pháp mới nhất 2023

Hợp đồng mua bán nhà đất (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) là loại hợp đồng dân sự được thảo thuận bằng văn bản giữa bên bán và bên mua nhằm xác định giá trị pháp lý trong mỗi giao dịch nhà đất. Tham khảo mẫu hợp đồng mua bán nhà đất dưới đây để nắm được những quy định thực tế, từ đó nắm được quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của 2 bên ký hợp đồng.

 

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất 2023
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất 2023

Tải mẫu hợp đồng mua bán nhà đất đầy đủ nhất tại đây

Trên đây là những thông tin về hợp đồng giao dịch bất động sản và 10 mẫu hợp đồng giao dịch bất động sản buộc phải công chứngHBH hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý khách nắm được những hợp đồng giao dịch bất động sản nào cần công chứng, chứng thực thì mới có giá trị. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về các giao dịch liên quan đến bất động sản, các loại hợp đồng nhà đất quý khách có thể để lại bình luận bên dưới hoặc gọi ngay hotline: 083 797 6989 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận