Mua bán nhà đất là thủ tục khá phức tạp mà nhiều người còn vướng mắc khi thực hiện. Vì thế khi giao dịch nhà đất để đảm bảo được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, tránh rủi ro pháp lý thì việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ là điều rất quan trọng. Vậy khi giao dịch mua bán nhà đất cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Cùng HBH tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để khi thực hiện giao dịch đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật nhé.
Khái niệm mua bán nhà đất
Mua bán nhà đất là cụm từ được mọi người sử dụng để nói về một loại giao dịch trong đó bên bán chuyển quyền sử dụng đất cho bên mua, còn bên mua thanh toán tiền cho bên bán.
Về mặt pháp lý, giao dịch “mua bán nhà đất” được gọi là giao dịch “chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Lý do có sự khác nhau giữa tên gọi “mua bán” và “chuyển nhượng” là vì đất đai là một trong các tài sản có giá trị lớn, bên cạnh đó đất đai cũng có tầm quan trọng nhất định với an ninh quốc gia và lợi ích cộng đồng nên người dân không thể sở hữu đất đai mà chỉ nắm giữ quyền sử dụng đất và được sở hữu các tài sản hình thành trên đất. Do đó, bản chất của hoạt động mua bán nhà đất là nhận chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (được gọi tắt là quyền sử dụng đất).
Mua bán nhà đất cần những giấy tờ gì?
Điều kiện chuyển nhượng, mua bán nhà đất
Theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người dân muốn chuyển nhượng nhà đất cần đảm bảo các điều kiện như sau:
– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ). Giấy chứng nhận này phải đứng tên người bán hoặc chuyển nhượng.
– Không có tranh chấp, không có những tố tụng hình sự hay các vấn đề pháp lý xảy ra.
– Không bị kê biên bản trong thi hành án, không gặp các vấn đề về mua bán nhà đất.
– Chủ sở hữu đang trong thời hạn được phép sử dụng đất và nhà ở.
Khi đảm bảo đủ các điều kiện trên, chủ sở hữu nhà đất cần đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Khi đó giấy tờ các bên cần chuẩn bị theo quy trình thủ tục mua bán nhà đất gồm: đặt cọc, công chứng hợp đồng, kê khai tài chính và sang tên nhà đất.
Quy trình đặt cọc
Các bên liên quan chuẩn bị hợp đồng đặt cọc, trong đó ghi rõ thông tin các bên, các điều khoản cơ bản gồm: giá trị tài sản, số tiền đặt cọc, thời gian ký hợp đồng mua bán, thỏa thuận bên chịu thuế và các thỏa thuận khác,… Giấy tờ cần chuẩn bị:
- Giấy tờ tùy thân của các bên: CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn giá trị
- Sổ hộ khẩu: gồm bản sao và bản chính
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân: Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân
- Thông tin đồng sở hữu tài sản (nếu có)
- Giấy ủy quyền đại diện mua bán (nếu có)
Khi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Các bên cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ như trong quá trình đặt cọc và bổ sung thêm một số giấy tờ khác.
Bên bán cần chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất
- Giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng
- Sổ hộ khẩu
- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân: Giấy đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng độc thân
- Giấy ủy quyền đại diện mua bán (nếu có)
Trường hợp, bên bán chỉ có một người thì cần các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân; Giấy chứng tử của vợ hoặc chồng; Giấy chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thỏa thuận hay bản án phân chia tài sản,…
Bên mua cần chuẩn bị:
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu
- Giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng
- Sổ hộ khẩu: bản sao và bản gốc
- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân: Giấy đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng độc thân
Ngoài các giấy tờ trên, các bên có thể soạn trước hợp đồng. Tuy nhiên thông thường sẽ yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo (phải trả chi phí soạn thảo hợp đồng – không tính vào phí công chứng).
Nếu người mua vay tín chấp cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:
- Đơn vay thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay
- Các loại giấy tờ chứng minh thu nhập thông qua bảng lương, hóa đơn tiền điện, số dư thẻ ATM,… bàng sao kê tài khoản chuyển lương qua ngân hàng hằng tháng, hợp đồng cho thuê nhà (nếu có), hợp đồng lao động,…
- Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD (bản chính và bản sao có công chứng)
Kê khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN.
- Bản chính Tờ khai Lệ phí trước bạ theo mẫu số 01
- Bản sao, bản chụp Sổ đỏ và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thế, kệ phí (nếu có).
Các loại giấy tờ khi nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ
- Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
- Bản gốc Sổ đỏ
- Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng.
- Xuất tình CMND/CCCD khi có yêu cầu.
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất đầy đủ mới nhất 2023
Hợp đồng mua bán nhà đất là loại hợp đồng dân sự thông dụng. Theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản là nhà đất và các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà đất cho bên mua. Còn bên mua có nghĩa vụ nhận nhà đất và trả tiền cho bên bán theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng.
Hợp đồng mua bán nhà đất phải lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực của UBND các cấp có thẩm quyền trừ những trường hợp pháp luật quy định khác. Trường hợp việc mua bán nhà đất thuộc quyền sở hữu chung của nhiều cá nhân phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu.
Download mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất 2023 tại đây
Trên đây là những giấy tờ cần chuẩn khi khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên để quá trình giao dịch được diễn ra nhanh chóng và tránh được những rủi ro về sau. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về các hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, hợp đồng đặt cọc,… bạn có thể liên hệ hotline: 083 797 6989 hoặc để lại bình luận bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé.