Nắm 7 loại đất không thể tách thửa đất để tránh rủi ro khi đầu tư

Nhan.AMZ

Một trong những phương án đầu tư bất động sản mang lại lợi nhuận lớn nhất hiện nay là tách thửa đất thành nhiều thửa nhỏ. Tách thửa được hiểu là phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Tuy là hình thức này khá phổ biến, nhưng những người đầu tư bất động sản cũng cần nắm rõ điều kiện và những loại đất không được phép tách thửa để tránh rủi ro khi đầu tư.

Xem thêm:

Tách thửa đất là gì?
Tách thửa đất là gì?

Tách thửa là gì?

Tách thửa là phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên chịu trách nhiệm sang một hoặc nhiều đối tượng khác. Việc tách thửa đất cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để tránh những rũi ro về sau.

Hiện nay tách thửa đất là một hình thức rất phổ biến trong đầu tư kinh doanh bất động sản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tách thửa đất, trong đó có một số nguyên nhân phải kể đến là:

  • Tách thửa đất để phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
  • Tách thửa khi có quyết định phân chia từ tòa án
  • Người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng một phần thửa đất cho người khác

Điều kiện để được tách thửa đất là gì?

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, để tách thửa khi chuyển nhượng, tặng cho cần chó đủ các điều kiện sau:

  • Giấy chứng nhận
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
  • Đất còn thời hạn sử dụng
  • Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước tối thiểu theo quy định của UBND các tỉnh, thành.

Tuy nhiên, đối với một số tỉnh thành điều kiện tách thửa không bắt buộc phải có sổ đỏ, sổ hồng (chỉ cần có điều kiện cấp sổ đỏ, sổ hồng). Nghĩa là ngay cả khi thửa đất đó chưa được cấp sổ đỏ, sổ hồng vẫn được phép tách thửa nếu đủ điều kiện được cấp sổ.

Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất cập nhật mới nhất

Đơn đề nghị tách thửa đất là một thành phần không thể thiếu trong hồ sơ xin tách thửa đất. Dưới đây là mẫu đơn xin tách thửa đất đầy đủ hợp pháp được cập nhật mới nhất 2022, quý khách có thể tham khảo nếu đang có nhu cầu tách thửa đất.

Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất đầy đủ được cập nhật mới nhất 2022
Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất đầy đủ được cập nhật mới nhất 2022

Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất đầy đủ hợp pháp mới nhất, tải mẫu tại đây.

Những loại đất không được tách thửa năm 2022

Tách thửa đất được xem là một hình thức kinh doanh bất động sản phổ biến hiện nay, vì thế những người đầu tư bất động sản cần nắm rõ những loại đất nào không thể tách thửa để tránh rủi ro khi đầu tư. Dưới đây là một số loại đất không được phép tách thửa được pháp luật quy định.

Đất không đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu

Diện tích tối thiểu là diện tích mà thửa đất mới hình thành và thử đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn (bao gồm cả trường hợp hợp thửa với thửa đất liền kề). Điều kiện đầu tiên để được tách thửa phải đáp ứng đó là đủ điều kiện về diện tích, kích thước tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh, thành trực thuộc trung ương.

Đây là điều kiện áp dụng đối với tất cả tỉnh, thành và các loại đất. Do đó việc thửa đất không đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước tối thiểu sẽ không được phép tách thửa.

Biết được những trường nào không được phép tách thửa đất để tránh rủi ro khi đầu tư
Biết được những trường hợp nào không được phép tách thửa đất để tránh rủi ro khi đầu tư

Đất không có sổ đỏ, sổ hồng

Về  nguyên tắc đất không có giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) sẽ không đủ điều kiện để tách thửa. Vì tách thửa thường được thực hiện để chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất, mà theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có sổ đỏ, sổ hồng trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.

Như vậy khi thửa đất gốc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn chưa đủ điều kiện tách thửa để chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên vẫn có một số tỉnh, thành được tách thửa đất nếu đủ điều kiện cấp sổ đỏ, sổ hồng mà chưa được cấp.

Đất đang có tranh chấp

Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định đất đang có tranh chấp không được phép chuyển nhượng (thể hiện ở đơn giải quyết tranh chấp đất đai).

Ngoài ra, tại Quyết định về điều kiện tách thửa của UBND một số tỉnh thành cũng quy định rõ đất không có tranh chấp mới được tách thửa. Do đó, đất không có tranh chấp sẽ không được phép tách thửa.

Đất hết thời hạn sử dụng

Điều kiện này áp dụng với loại đất sử dụng có thời hạn như đất nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ,… Khi đất không còn trong thời hạn sử dụng (hết thời hạn sử dụng đất) thì người sử dụng đất không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp,… (theo Điều 188, Luật Đất đai). Như vậy, đất hết thời hạn sử dụng nghĩa là đất không đủ điều kiện để tách thửa.

Quyền sử dụng đất đang bị kê biên

Cũng theo Điều 188 Luật Đất đai 2013, trường hợp quyền sử dụng đất bị kê biên để đảm bảo tính thi hành án thì không chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp,…

Ngoài ra theo khoản 1, Điều 111 Luật Thi hành án dân sự 2008, khi kê biên quyền sử dụng đất, chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự. Vì thế, không có sổ đỏ để tiến hành làm thủ tục tách thửa đất.

Đất đang thuộc diện quy hoạch

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013, một trong những nguyên tắc sử dụng đất là phải sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nguyên tắc này được các tỉnh, thành quy định rõ trong quy định về điều kiện tách thửa đất.

Theo đó nhiều tỉnh, thành quy định rõ muốn tách thửa đất phải phù hợp với quy hoạch. Đất thuộc các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch cũng không được phép tách thửa.

Đất đã có thông báo thu hồi

Theo Điều 67 Luật Đất đai 2013, trước khi quyết định thu hồi đất thì người dân sẽ được cơ quan Nhà nước gửi thông báo thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.

Thông báo thu hồi đất được gửi đến người có đất bị thu hồi. Khi có thông báo thu hồi đất thì cơ quan Nhà nước sẽ từ chối hồ sơ đề nghị tách thửa của người sử dụng đất.

Ngoài ra, tại một  số tỉnh thành để ngăn chặn tình trạng sốt đất, cơ quan chức năng sẽ có thông báo tạm dừng thủ tục tách thửa đất, bạn cần lưu ý tìm hiểu kỹ. Tuy nhiên việc tạm dùng tách thửa đất là biện pháp tạm thời nhằm góp phần ngặn chặn tình trạng sốt đất và không cấm tách thửa đất trong thời gian dài.

Tách thửa đất là hình thức kinh doanh khá phổ biến có tiềm năng sinh lời cao
Tách thửa đất là hình thức kinh doanh khá phổ biến có tiềm năng sinh lời cao

Trên đây là những thông tin và những trường hợp đất không được phép tách thửa được HBH tổng hợp lại. Trường hợp quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào có liên hệ hệ hotline: 083 797 6989 hoặc để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận