Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà hợp pháp, đầy đủ nhất 2023

Nhan.AMZ

Updated on:

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là mẫu hợp đồng rất phổ biến và cần thiết khi nhu cầu thuê nhà ở ngày càng tăng cao. Hợp đồng đặt cọc thuê nhà mang lại nhiều lợi ích giúp đảm bảo quyền lợi cho các bên (bên thuê và bên cho thuê). Vậy mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà như thế nào? Cùng BHB tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

Khái niệm hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Trong các giao dịch sự lớn trong đó có giao dịch thuê nhà, trước khi kí hợp đồng chính thức các bên sẽ thỏa thuận và làm hợp đồng đặt cọc để đảm bảo pháp lý giữa các bên.

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là biện pháp giúp đảm bảo trong lĩnh vực pháp lý dân sự hiện hành với mục đích ràng buộc các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện. Nếu như không thực hiện đúng như hợp đồng hoặc phát sinh thêm bất kỳ giao dịch dân sự nào thì tính chất pháp lý của hợp đồng đặt cọc thuê nhà sẽ phát sinh đó là “phạt cọc” đối với bên vi phạm.

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà mang lại lợi ích cho các bên như:

  • Người có nhu cầu thuê nhà giữ được nhà muốn thuê
  • Người cho thuê có thể yên tâm không sợ người thuê hủy giao dịch hay vi phạm hợp đồng thuê nhà.

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà có những loại nào?

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là hợp đồng dân sự được dùng trong trường hợp người có nhà cho thuê và người muốn thuê nhà, hai bên ký hợp đồng đặt cọc để đảm bảo quyền lợi, pháp lý trong lúc thuê nhà. Dựa vào mục đích và chức năng, hợp đồng đặt cọc thuê nhà có thể sẽ được phân thành các loại:

  • Trường hợp thỏa thuận mục đích của hợp đồng đặt cọc để giao kết hợp đồng thuê nhà thì hợp đồng đặt cọc sẽ chấm dứt sau khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng thuê nhà.
  • Trường hợp thỏa thuận đặt cọc sao khi hợp đồng được giao kết thì việc đặt cọc chỉ nhằm mục đích thực hiện hợp đồng thuê nhà, thỏa thuận đặt cọc kéo dài khi các bên hoàn thành việc thực hiện hợp đồng.
  • Trường hợp thỏa thuận đặt cọc vừa nhằm giao kết hợp đồng vừa thực hiện hợp đồng thì hiệu lực của bản hợp đồng đặt cọc sẽ kéo dài từ khi giao kết thỏa thuận đặt cọc đến khi giao kết hợp đồng và hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng.
Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà
Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Quý khách có thể tải mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất, đầy đủ pháp lý tại đây để có thể cập nhật và chỉnh sửa nội dung phù hợp với các bên tham gia hợp đồng.

Tại sao cần phải làm hợp đồng đặt cọc thuê nhà?

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà được xác lập nhằm đảm bảo quyền lợi giữa 2 bên, bên cho thuê và bên có nhu cầu cần thuê. Vì khi đặt cọc thuê nhà mà chỉ thỏa thuận bằng miệng, không ký kết hợp đồng đặt cọc thuê nhà sẽ xảy ra nhiều rủi ro, nhất là đối với bên đặt cọc thuê nhà. Khi không có giấy tờ pháp lý, bên cho thuê nhận cọc nhưng cho người khác thuê, bên cho thuê lấy tiền cọc không trả,…

Đồng thời khi ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà hai bên cần xem xét kỹ lưỡng các nội dung, kiểm tra chính xác thông tin các bên tham gia hợp đồng, chi tiết nhà cho thuê thời gian thuê, hiệu lực hợp đồng thuê nhà.

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần phương thức thanh toán, số tiền đặt cọc thuê nhà quyền nghĩa vụ trách nhiệm của các bên, thời gian hợp đồng đặt cọc thuê nhà có hiệu lực, điều khoản về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà, các điều khoản thỏa thuận khác, ký tên các bên.

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà

6 điều cần lưu ý khi lập mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là một hợp đồng dân sự quan trọng có giá trị lớn. Vì thế khi soạn thảo hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần lưu ý các vấn đề như:

1. Thông tin các bên tham gia hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Các bên tham gia hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin: họ tê, năm sinh, địa chỉ, căn cước công dân,…

2. Thông tin căn nhà cho thuê

Hợp đồng cần kê khai đầy đủ thông tin căn nhà cho thuê như: địa chỉ, diện tích, tình trạng căn nhà,..

3. Số tiền đặt cọc

Các bên cần thỏa thuận số tiền đặt cọc sau đó xác định thời gian và phương thức đặt cọc.

4. Xác định thời hạn đặt cọc và thời gian thuê nhà

Hai bên có thể thương lượng thời gian thuê và thời hạn đặt cọc thuê nhà trước khi làm hợp đồng hoặc sau khi làm hợp đồng đặt cọc. Tùy vào thỏa thuận mà thời hạn hợp đồng đặt cọc thuê nhà có thể có hiệu lực với một trong 2 trường hợp sau đây:

  • Trường hợp 1: Nếu 2 bên thỏa thuận mục đích của hợp đồng đặt cọc để giao kết hợp đồng thuê nhà thì hợp đồng đặt cọc sẽ chấm dứt sau khi bên cho thuê và bên thuê hoàn tất việc ký kết hợp đồng thuê nhà.
  • Trường hợp 2: Nếu 2 bên xác lập hợp đồng đặt cọc với mục đích vừa nhằm giao kết hợp đồng vừa thực hiện hợp đồng thuê nhà thì hiệu lực của bản hợp đồng đặt cọc sẽ kéo dài từ khi ký kết hợp đồng cho đến khi thời hạn hợp đồng thuê nhà kết thúc.

5. Giá thuê, thời hạn và phương thức thanh toán

Khi lập hợp đồng đặt cọc thuê nhà các bên tham gia cần thỏa thuận về giá thuê nhà, thời hạn và phương thức thanh toán để tránh những thay đổi phát sinh khi chính thức thuê nhà.

6. Cách xử lý tài sản đặt cọc khi xảy ra vi phạm

Hai 2 bên nên thống nhất trước cách xử lý tài sản đặt cọc khi xảy ra trường hợp 2 bên đã hoàn thành quyền, nghĩa vụ trách nhiệm trong hợp đồng thuê nhà nhưng lại có một bên vị phạm một trong các điều khoản trong hợp đồng đặt cọc thuê nhà. Các bên cần thỏa thuận trước cách xử lý đối với những trường hợp vi phạm để tránh xảy ra các tranh chấp hợp đồng thuê nhà về sau.

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Trên đây là những thông tin về hợp đồng đặt cọc thuê nhà được HBH đúc kết lại mang đến nội dung ngắn gọn, đầy đủ và hợp pháp nhất hiện nay. Với lợi ích mang lại quyền lợi pháp lý tránh những rủi ro trước trong và sau khi thuê nhà giữa các bên. HBH khuyên các bạn nên xác lập và thỏa thuận hợp đồng đặt cọc thuê nhà kỹ càng để tránh xảy ra những trường hợp không mong muốn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ, bạn có thể để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cập nhật và hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận