Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư chi tiết, mới nhất

Mỹ Nhân

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư chi tiết, mới nhất

Nhu cầu mua bán nhà chung cư ngày càng phổ biến, để tránh những thắc mắc tranh chấp hợp đồng trong việc mua bán nhà chung cư. Các bên tham gia hợp đồng (bên bán và bên mua) cần đảm bảo thực hiện đúng các vấn đề pháp lý thực hiện đúng quy định của pháp luật. Để đi đến bước thực hiện hợp đồng mua bán nhà chung cư, người mua cần thực hiện một giao kết quan trọng đó là ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư. Bài viết dưới đây sẽ, HBH sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về hợp đồng mua bán nhà chung cư. Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn đang có ý định mua nhà chung cư.

Xem thêm:

Thực hiện hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư để đảm bảo quyền lợi của các bên
Thực hiện hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư để đảm bảo quyền lợi của các bên

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư là gì?

Đặt cọc mà một trong các biện pháp quan trọng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của các bên. Đây là văn bản thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng (bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc). Bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc tài sản trong thời hạn để đảm bảo giao kết, thực hiện đúng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư.

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư là một hình thức mua bán nhà cần được thực hiện khi hai bên giao dịch đặt cọc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách soạn thảo một bản hợp đồng đặt cọc mua bán nhà hoàn chỉnh đầy đủ những thông tin. Dưới là là những thông tin nhất định phải có trong hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư, bạn tham khảo để soạn thảo được văn bản hợp đồng hoàn chỉnh:

  • Thông tin bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc (Họ tên, năm sinh, CCCD, địa chỉ, hộ khẩu thường trú,…)
  • Thông tin nhà chung cư: diện tích đất, diện tích xây dựng, tình trạng nhà (kết cấu nhà, trang thiết bị, tiến độ xây dựng,…)
  • Số tiền đặt cọ bên mua giao cho bên bán khi ký hợp đồng đặt cọc
  • Thời gian các bên tham gia hợp đồng thực hiện giấy tờ thủ tục pháp lý.
  • Dự kiến các đợt thanh toán tiếp theo, phương thức thanh toán
  • Hình thức xử lý vi phạm hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư
  • Các điều khoản chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng
  • Hai bên ký nhận, kết thúc giao kết hợp đồng đặt cọc, tiến hành ký hợp đồng mua bán nhà chung cư.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư

Tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư tại đây

Những điều cần lưu ý trước khi ký hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư

Theo thông tin, hiện trên thị trường bất động sản có thêm một lượng lớn  dự án chung cư hình thành trong tương lai hợp pháp, có đủ điều kiện mua bán. Tuy nhiên cũng có không ít kênh môi giới trung gian (tự nhận là kênh môi giới của chủ đầu tư) giới thiệu và nhận đặt cọc trong khi dự án chưa đủ điều kiện mở bán.

Với hình thức đặt cọc với một tờ giấy đơn giản chỉ ghi nhận số tiền đặt cọc hay những văn bản hợp đồng đặt cọc bài bản, chi tiết hoặc các văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn, đăng ký mua bán nhà chung cư, khoản đặt ọc từ vài chục triệu hoặc thậm chí lên tới hàng trăm triệu. Do đó để tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra, trước khi ký hợp đồng, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tìm hiểu rõ địa vị pháp lý của bên nhận đặt cọc bên bán hàng trong mối quan hệ với chủ đầu tư. Ngoài những thông tin bên nhận đặt cọc, bên bán hàng cung cấp, đề nghị cung cấp các giấy tờ chứng minh, người đặt cọc cần tìm hiểu, kiểm tra kỹ càng thông tin của chủ đầu tư.
  • Tìm hiểu thông tin chính thức về về dự án căn hộ từ kênh chủ đầu tư, hồ sơ pháp lý từng giai đoạn. Chú ý không nên dựa vào thông tin từ một chiều do các đơn vị trung gian cung cấp mà vội vàng đặt cọc.
  • Yêu cầu bên nhận đặt cọc cung cấp dự thảo hợp đồng mua bán của chủ đầu tư và đính kèm một phần không tách rời giấy tờ đặt cọc.

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư vô hiệu khi nào?

Theo Điều 117, Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi hợp đồng đặt cọc không thỏa mãn các điều kiện hiệu lực trong giao dịch. Dưới đây là những trường hợp khiến hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư bị vô hiệu.

  • Hợp đồng chưa thảo điều kiện pháp luật đặt ra
  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo
  • Hợp đồng vi phạm những điều cấm của pháp luật
  • Hợp đồng được lập ra do nhầm lẫn hoặc bị ép
  • Hợp đồng do người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình lập ra
  • Hợp đồng không tuân thủ hình thức
  • Có bên tham gia không thực hiện được điều khoản hợp đồng.
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư có cần công chứng không?
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư có cần công chứng không?

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư có cần công chứng không?

Trong quá trình giao dịch, mua bán nhà chung cư các bên thường lập hợp đồng đặt cọc để giữ nhà. Tuy nhiên nhiều người vẫn không biết được chính xác là hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư có cần phải công chứng không? Tại khoản 4 Điều 167 Luật Đất đai 2013, pháp luật không quy định hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư phải công chứng hoặc chứng thực chỉ có những hợp đồng sau mới bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Trên đây là những thông tin về hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư. Bạn cần nắm những thông tin này để tránh xảy ra các tranh chấp hợp đồng cũng như bảo đảm quyền lợi cho bản thân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về hợp đồng mua bán nhà chung cư có thể để lại bình luận dưới đây để được HBH hỗ trợ nhé.

5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận