Bạn muốn thực hiện một công việc liên quan đến nhà đất đai để đảm bảo tính nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật nhưng vì lý do khách quan như: bạn đang ở nước ngoài, sức khỏe không tốt,… bạn không thể trực tiếp thực hiện các công việc đó bạn có thể lập hợp đồng ủy quyền sử dụng đất để người khác thực hiện thay. Hợp đồng ủy quyền sử dụng đất là loại hợp đồng được thực hiện phổ biến trong các giao dịch đất đai. Vậy bạn đã hiểu đúng về hợp đồng này chưa? Cùng HBH tìm hiểu những thông tin về loại hợp đồng ủy quyền sử dụng đất trong bài viết dưới đây nhé.
Hợp đồng ủy quyền sử dụng đất là gì?
Hợp đồng ủy quyền sử dụng đất là văn bản pháp lý dùng để ghi nhận việc ủy quyền, chỉ định bên được ủy quyền thực hiện các công việc liên quan đến quyền sử dụng đất trong phạm vị quy định của hợp đồng. Về bản chất việc ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền, khi ủy quyền có thể không cần sự tham gia của bên được ủy quyền.
Thông thường hợp đồng ủy quyền sẽ bao gồm những thông tin:
- Thông tin cá nhân bên ủy quyền và bên được ủy quyền (Họ tên, năm sinh, CCCD, địa chỉ,…)
- Nội dung ủy quyền
- Thời hạn ủy quyền
- Chữ ký của các bên
Một số trường hợp có thể làm hợp đồng ủy quyền sử dụng đất:
- Người ủy quyền đang sinh sống ở nước ngoài, khu vực khác không tiện quản lý, sử dụng
- Người ủy quyền có sức khỏe không tốt nên không thể thực hiện việc mua bán đất
- Vợ chồng ủy quyền cho nhau để định đoạt tài sản chung
- Người ủy quyền không có kinh nghiệm không có kiến thức về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng đất mới nhất
Ủy quyền sử dụng đất là việc cho người khác thực hiện một công việc trong phạm vi của hợp đồng ủy quyền cụ thể là về việc sử dụng đất đai. Đây là một hoạt động quan trọng có thể ảnh hưởng đến người được ủy quyền. Tuy nhiên một số người người lại không biết cách soạn thảo mẫu hợp đồng này ra sao. Dưới đây là mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng đất đầy đủ và hợp pháp, bạn có thể tham khảo:
Hợp đồng ủy quyền sử dụng đất có cần công chứng không?
Hiện nay, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất khá phổ biến và được pháp luật đất đai quy định rất rõ. Tuy nhiên trong một số trường hợp khách quan chủ sở hữu đất không thể trực tiếp thực hiện các công việc đó phải nhờ người khác thay mặt thực hiện bằng cách lập hợp đồng ủy quyền sử dụng đất. Vậy hợp đồng ủy quyền sử dụng đất có cần phải công chứng không?
Theo Bộ luật Dân sự 2015, Luật Công chứng 2014 không bắt buộc hợp đồng ủy quyền phải công chứng. Tuy nhiên hợp đồng ủy quyền sử dụng đất do được lập thành văn bản nên có công chứng, chứng thực của bên có thẩm quyền để tránh những rủi ro tranh chấp hợp đồng có thể xảy ra về sau.
Có nên làm hợp đồng ủy quyền sử dụng đất?
Không phải trong trường hợp nào hợp đồng ủy quyền sử dụng đất cũng mang lại lợi ích. Trong một số trường hợp hợp đồng ủy quyền đất cũng có thể xảy ra những rủi ro. Để đảm bảo lợi ích tốt nhất khi có tranh chấp, chỉ nên làm hợp đồng ủy quyền sử dụng đất khi nắm rõ khả năng người được ủy quyền thực hiện việc ủy quyền trên thực tế.
Trong trường hợp mua bán đất thì không nên làm hợp đồng ủy quyền sử dụng đất vì hợp đồng ủy quyền không có giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Và hợp đồng ủy quyền có thể sẽ chấm dứt trong một số trường hợp, điều này có thể sẽ tạo ra những bất lợi cho bên mua.
3 rủi ro thường gặp khi mua bán nhà đất qua hợp đồng ủy quyền sử dụng đất
Theo nhiều luật sư cho biết, về những rủi ro có thể xảy ra trong giao dịch hợp đồng ủy quyền sử dụng đất. Giao dịch ủy quyền lần thứ nhất đã có những rủi ro thì những giao dịch sau sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Một số rủi ro có thể kể đến như:
- Rủi ro từ bên bán: Bên cạnh những rủi ro như các giao dịch thông thường thì mua bán đất qua hợp đồng ủy quyền còn tiềm ẩn những rủi to như: bị che giấu thông tin, kiểm tra được hồ sơ gốc của bên bán, có sự thay đổi giấy tờ cá nhân người ủy quyền, người ủy quyền mất nên giấy ủy quyền không còn giá trị.
- Rủi ro giao dịch hợp đồng giả cách: Với giao dịch giả cách mua bán bằng hợp đồng ủy quyền sẽ dễ xảy ra trường hợp hợp đồng vô hiệu, tài sản thuộc diện tranh chấp,…
- Rủi ro từ người được ủy quyền lần thứ nhất và người được ủy quyền lại: Đó là những rủi ro mà chính người bán cũng không biết họ là ai họ đã làm gì với tài sàn của bên bán.
Trên đây là những thông tin về hợp đồng ủy quyền sử dụng đất cũng như một số quy định về pháp luật liên quan. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn giúp bạn tránh được những rủi ro tranh chấp không mong muốn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về loại hợp đồng này, bạn có thể để lại bình luận bên dưới để chúng tôi có thể tư vấn và giúp bạn giải quyết những vấn đề đang gặp phải.
Xem thêm: